Gia sư tin học

GIA SƯ TIN HỌC

Hotline: 090 333 1985 - 09 87 87 0217

Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

Các yếu tố quyết định thứ hàng web trên google

TƯ VẤN HỌC TIN HỌC TẠI NHÀ

HOTLINE: 090 333 1985 - 09 87 87 0217 




Theo các chuyên gia SEO hàng đầu trên thế giới và  có 4 nhóm yếu tố chính quyết định đến thứ hạng của 1 website trên bảng xếp hạng của máy tìm kiếm.

Yếu tố Onpage (Cấu trúc web, URL, Nội dung web, link nội bô....)
Yếu tố Offpage (yếu tố bên ngoài Website thường là các liên kết tới website và độ phổ biến của trang web)
Những báo cáo vi phạm
Sự khóa
Bên trong mỗi nhóm chính có nhiều nhóm nhỏ, như bạn sẽ tìm hiểu sâu hơn ở các chương sau. Mỗi nhóm nhỏ lại chứa một hoặc một vài yếu tố quyết định đến thứ hạng của Website.

Bảng tuần hoàn SEO
Giống với các nguyên tố hóa học, các “nguyên tố SEO” ở đây cũng được viết tắt bởi 2 chữ cái. Chữ cái đầu tiên đại diện cho nhóm, chữ cái thứ 2 để phân biệt giữa các nguyên tố trong cùng 1 nhóm.

Các yếu tố này làm việc trong sự kết hợp với nhau
Không 1 website nào có ranking cao mà chỉ dựa vào 1 hoặc 1 vài yếu tố SEO. Có 1 title tốt sẽ không ý nghĩa gì khi nội dung của website đó quá nghèo nàn. Có nhiều backlink trỏ đến website cũng sẽ vô ích và nhiều khi có tác dụng ngược nếu link đó đến từ những nguồn kém chất lượng. Thứ hạng của bạn chỉ thực sự đảm bảo khi tất cả các thành phần đều được tận dụng và tối ưu.

Các yếu tố trong trang (On-Page)
Các yếu tố Onpage Yếu tố trong trang là yếu tố mà người viết bài, người chủ website (chính bạn) có toàn quyền chi phối, điều khiển. Ví dụ: Chủ đề bài viết của bạn, những thẻ HTML trong bài viết, sơ đồ website. Lời khuyên của chúng tôi là bạn nên bố trí thẻ HTML hợp lý để máy tìm kiếm dễ dàng nắm bắt được nội dung bài viết. Sơ đồ website của bạn có cũng cần dễ hiểu để máy tìm kiếm có thể dễ dàng quét qua tất cả các trang và thu thập nội dung của chúng.
Các yếu tố đó gồm
+ Title
+ Thể keywords
+ Thẻ metadescriptiong
+ Số lượng text trên một trang
+ Thẻ H1
+ Thẻ H2 - H6
+ Thẻ bold
+ Cấu trúc URL
+ Các liên kết trong
+ Các liên kết ngoài
+ ....
Các yếu tố ngoài site (Off- Page) các yếu tố Offpage SEO
Là những yếu tố mà người chủ website không thể kiểm soát trực tiếp. Các máy tìm kiếm bổ sung thêm nhóm yếu tố này vì qua thời gian chúng đã học được rằng bản thân những yếu tố trong trang là chưa đủ vì chúng là những gì mà người chủ website tự nói về mình, do đó không đảm bảo tính khách quan.
Hơn nữa, với hàng tỉ website đang có mặt trên Internet ngày nay, chỉ nhìn vào những yếu tố trong trang là không đủ. Nhu cầu bức thiết là phải bổ sung thêm nhiều yếu tố nữa để giúp máy tìm kiếm xác định chính xác trang web nào phù hợp nhất cho một truy vấn của người dùng.
Bạn có thể hiểu vấn đề này một cách đơn giản như sau: Để một cô ca sĩ nổi tiếng thì cần phải được làm sao đó tên tuổi của cô cả sỉ này càng phổ biến càng tốt. Web có nhiều link tới web mình càng tốt(link có chất lượng)
Những sự vi phạm với nguyên tắc của Google
Violations (Sư vi pham)Thực tế, Google, Bing và các máy tìm kiếm khác ủng hộ SEO. Họ hướng dẫn mọi người kỹ thuật SEO đúng và khuyến khích việc thực hành SEO, bởi vì 1 website được SEO tốt sẽ giúp máy tìm kiếm dễ dàng hiểu nội dung trang Web và từ đó nhanh chóng đưa nó tới với người tìm kiếm.
Tuy nhiên, có một số kỹ thuật mà họ coi là “xấu” hoặc “mũ đen”, mà nếu vi phạm bạn có thể mất thứ hạng đã đạt được hoặc thậm chí không còn tên trong bảng xếp hạng của máy tìm kiếm.

Bloking (sự ngăn chặn)
Bloking (sự ngăn chặn)Nhóm yếu tố ngăn chặn là 1 nhóm mới trong tập hợp các yếu tố quyết định đến thứ hạng của 1 website. Đây là nơi mà người lướt Web có thể tuyên bố họ không thích một website kể cả khi website đó không vi phạm bất kỳ một quy định nào.
Khi 1 người dùng cho biết rằng họ không thích 1 website, thì website đó sẽ ít có khả năng xuất hiện trở lại khi người đó tiến hành tìm kiếm ở những lần sau. Nếu số lượng người không thích 1 website đủ lớn, thứ hạng của website đó sẽ bị ảnh hưởng xấu.
Weighting (Trọng số)
Mỗi yếu tố có 1 tầm quan trọng nhất định và được phân loại từ 1 đến 3 (tương ứng với mức quan trọng tăng dần), như các bạn có thể thấy ở góc trên cùng bên phải của mỗi yếu tố đó. Chỉ số “3” đại diện cho những yếu tố mà bạn phải đặc biệt quan tâm vì nó có tầm quan trong hơn hẳn so với những yếu tố còn lại khi máy tìm kiếm sử dụng để tính toán thứ hạng cho 1 website.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là những yếu tố còn lại không quan trọng. Những “nguyên tố SEO” có chỉ số “1” và “2” đơn giản là ít quan trọng hơn.
Việc xếp hạng này dựa trên trước hết dựa trên những gì mà Google, Bing đã phát biểu, dựa trên khảo sát với các chuyên gia SEO uy tín và cuối cùng là dựa trên kinh nghiệm làm SEO của chúng tôi qua 1 thời gian dài. Có thể chúng không hoàn hảo, có thể một vài người không đồng ý ở chỗ này, chỗ kia, nhưng chúng thực sự có ích với bạn.
Các yếu tố liên quan đến sự ngăn chặn (Blocking) và sự vi phạm (Violations) có trọng số âm, trong đó -3 đồng nghĩa với sự nguy hiểm nhất.

Những yếu tố chưa được nhắc tới
Một vài SEOer kinh nghiệm có thể thắc mắc rằng: Tại sao có 1 vài yếu tố SEO quan trọng lại không được nhắc đến trong bảng tuần hoàn này, ví dụ như đoạn văn bản miêu tả ảnh (alt text), chữ đậm, chữ nghiêng…
Câu trả lời là: Dựa trên những gì chúng tôi biết, những yếu tố này không quá quan trọng. Vả lại chúng tôi cũng không muốn và không thể liệt kê tất cả các yếu tố xếp hạng chính và phụ (con số này với Google lần lượt là 200 và 10,000).
Thay vào đó, mục đích chính của bảng tuần hoàn các nguyên tố SEO cũng như các bài hướng dẫn khác của chúng tôi là giúp cho những người mới làm SEO nắm được một bức tranh toàn cảnh về SEO và đồng thời có thể giúp những SEOer lâu năm nhưng đang lạc lối trong thế giới SEO tìm lại được con đường đi đúng cho mình.
Đó là lý tại sao chúng tôi không đi sâu vào những cuộc tranh luận kiểu như: “Nên hay không nên đặt từ khóa của bạn và phần đầu (hoặc cuối) của phần tiêu đề bài viết” hay “Heading H1 có quan trong hơn H2 không?”
Chúng tôi tránh đi vào các chi tiết nhỏ nhặt vì việc này khi bị lạm dụng đôi khi lại gây ra tác dụng ngược. Thay vào đó, bạn nên chú ý: Tiêu đề bài viết của bạn phải ngắn gọn, mô tả được nội dung bài viết đó. Phân chia cấu trúc bài viết bằng cách sử dụng các thẻ heading một cách hợp lý…

Tương tự như vậy, sẽ rất khó nói giữa Twitter và Facebook, cái nào quan trọng hơn với SEO. Thay vào đó hãy dành sức xây dựng nên một cộng đồng mạnh trên các mạng xã hội, nhằm thu hút nhiều người theo dõi. Điều đó sẽ rất hữu ích với quá trình SEO của bạn.
Like This Article ? :